THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 1
Số lượt truy cập: 1518824
QUẢNG CÁO
TÌM HIỂU LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH 4/3/2018 3:25:27 PM
Luật Xử lý vi phạm hành chính đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, đối với các quỵ định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.

* Vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính là gì?

Theo khoản 1 và khoản Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì:

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đôi với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

* Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo những nguyên tắc sau:

-  Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

-  Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

-  Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

-  Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

-  Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

-  Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

        * Những đối tượng nào bị xử lý vi phạm hành chính?

Theo khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì những đối tượng sau bị xử lý vi phạm hành chính.

-  Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

-  Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

-  Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

         * Những hình thức xử phạt vi phạm hành chính?

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:

-  Cảnh cáo;

-  Phạt tiền;

-  Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

-  Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

-  Trục xuất.

         * Phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực được quy định như thế nào?

Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đôi với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đôi với tổ chức, trừ lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khoán; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng.

-  Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:

+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; bạo lực gia đình; lưu trữ; tôn giáo; thi đua khen thưởng; hành chính tư pháp; dân số; vệ sinh môi trường; thông kê;

+ Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chông tệ nạn xã hội; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; giao thông đường bộ; giao dịch điện tử; bưu chính;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đôi với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: phòng cháy, chữa cháy; cơ yếu; quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; bổ trợ tư pháp; y tế dự phòng; phòng, chông HIV/AIDS; giáo dục; văn hóa; thể thao; du lịch; quản lý khoa học, công nghệ; chuyển giao công nghệ; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bảo trợ, cứu trợ xã hội; phòng chống thiên tai; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; quản lý và bảo tồn nguồn gen; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi, cây trồng; thú y; kế toán; kiểm toán độc lập; phí, lệ phí; quản lý tài sản công; hóa đơn; dự trữ quốc gia; diện lực; hóa chất; khí tượng thủy văn; đo đạc bản đồ; đăng ký kinh doanh;

+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: quốc phòng, an ninh quốc gia; lao động; dạy nghề; giao thông đường sắt; giao thông đường thủy nội địa; bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội;

+ Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: quản lý công trình thuỷ lợi; đê điều; khám bệnh, chữa bệnh; mỹ phẩm; dược, trang thiết bị y tế; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón; quảng cáo; đặt cược và trò chơi có thưởng; quản lý lao động ngoài nước; giao thông hàng hải; giao thông hàng không dân dụng; quản lý và bảo vệ công trình giao thông; công nghệ thông tin; viễn thông; tần số vô tuyến điện; báo chí; xuất bản; thương mại; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hải quan, thủ tục thuế; kinh doanh xổ số; kinh doanh bảo hiểm; thực hành tiết kiệm, chông lãng phí; quản lý vật liệu nổ; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải san;

+ Phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;

+ Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;

+ Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đôi với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;

+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;

+ Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.

-  Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định ở trên đôi với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

         * Các biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính được như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì những biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính được quy định như sau:

-  Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

-  Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

-   Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;

-   Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;

-   Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

-   Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

-   Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

-   Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

-   Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

        * Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính?

Theo Điều 105 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì:

-   Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

-   Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

* Thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Theo Điều 108 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

-   Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hết thời hiệu thi hành sau 06 tháng, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.

-  Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hết thời hiệu thi hành sau 01 năm, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.

-  Trong trường hợp người phải chấp hành quyết định cố tình trốn tránh việc thi hành, thì thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tính kể từ thời điểm hành vi trôn tránh chấm dứt.

         * Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Theo Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì:

Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:

- Tạm giữ người;

-  Áp giải người vi phạm;

-  Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

-  Khám người;

-  Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

-  Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

-  Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;

-  Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thu tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

-  Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Thị Thanh Tú
Nguyễn Thị Thanh Tú
Hiệu trưởng
Hoàng Thị Hiền
Hoàng Thị Hiền
P. Hiệu trưởng
Lê Thị Lộc
Lê Thị Lộc
P.hiệu trưởng
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG MẦM LIÊN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882195 * Email: mnlienthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com