THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 11
Số lượt truy cập: 1662801
QUẢNG CÁO
BẢO DƯỠNG LAPTOP 4/6/2018 9:40:42 AM
“Của bền tại người” và với laptop cũng không ngoại lệ. Tuổi thọ của laptop phụ thuộc vào cách “đối xử” của người sử dụng. Chúng tôi xin đưa ra một vài chú ý giúp bạn sử dụng laptop đúng quy cách và an toàn hơn.

Giữ laptop trong túi khi di chuyển

Một trong những thế mạnh của laptop là khả năng di chuyển, nhưng với nhiều người sử dụng, việc thiếu thận trọng trong khi di chuyển laptop thường dẫn đến nhiều trục trặc không mong đợi. Laptop cần phải được đựng trong túi chuyên dụng, loại túi này được thiết kế đặc biệt để laptop luôn được giữ chặt ở một vị trí cố định, tránh mọi xê dịch trong quá trình di chuyển. Việc đặt laptop trong các túi, hoặc cặp không chuyên dụng là sai về nguyên tắc. Màn hình laptop dễ bị vỡ do việc va chạm hay bị ép bởi các vật dụng bên ngoài. Không để trực tiếp lên bàn làm việc Nhiệt độ môi trường ở Việt Namcao hơn nhiệt độ môi trường ở các nước sản xuất laptop rất nhiều, chính điều này khiến cho laptop dễ rơi vào tình trạng bị nóng.

Nếu bạn để trực tiếp lên bàn làm việc, do máy không có khoảng không để toả nhiệt, máy sẽ bị quá nóng, có thể dẫn dến tình trạng máy bị treo. Để khắc phục tình trạng này bạn hãy kê laptop trên hai quyển sách một cách thật chắc chắn. Có khoảng không, máy sẽ toả được nhiệt.

Không làm việc với laptop trên đùi Máy tính khi làm việc toả ra một nhiệt lượng không nhỏ có ảnh hưởng xấu đến người sử dụng. Đặc biệt là nam giới. Với những người thường xuyên sử dụng máy tính làm việc trên đùi, khả năng vô sinh cao hơn nhiều lần so với những người bình thường. Đóng mở laptop nhẹ nhàng Cũng tương tự như điện thoại di động loại gập. Khi sử dụng laptop bạn phải đóng mở thật nhẹ nhàng, phần lớn bệnh của laptop là bị rạn cáp do đóng mở quá mạnh. Chúng ta cũng chỉ nên mở màn hình ở góc độ từ 90° - 120°. Nếu vượt quá góc độ này sẽ dẫn đến tình trạng gãy màn hình. Hai bệnh này của laptop rất khó khắc phục, và thay thế linh kiện cũng rất đắt và cực hiếm.

Bảo dưỡng pin

Một vấn đề đặt ra với nhiều người sử dụng máy tính đó là độ bền và chất lượng của pin. Khi mua máy tính, toàn bộ máy được bảo hành 3 năm, nhưng với pin chỉ có một năm. Với laptop mới mua, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng pin. Vấn đề chính là trong khâu sử dụng. Giá của một bộ pin trên thị trường là không rẻ - khoảng 150USD. Chính vì vậy, việc bảo dưỡng cho pin của laptop là rất quan trọng, giúp chúng ta không phải chi những khoản tiền hoang phí.

Các hãng máy tính đều khuyên người tiêu dùng cấp nguồn điện sạc pin liên tục đến khi đầy pin (khoảng hơn 10 giờ đồng hồ), và chỉ nên sạc khi pin đã hết hoàn toàn hoặc không nên dùng khi pin chưa đầy. Với các máy mới hoặc máy sau một vài tháng không được sử dụng việc này cần phải thực hiện lặp lại ít nhất 3 lần.

Với mỗi loại pin lại có cách sử dụng khác nhau. Pin loại Niken - Metal Hydride, cứ vài tháng một lần, nên sử dụng hết hẳn mới sạc.

Còn loại pin Li-ion thì bạn không nên đợi đến lúc hết hoàn toàn, vì pin có thể bị ngắn mạch, làm giảm tuổi thọ và gây nguy hiểm cho người sử dụng. Với những máy tính xách tay thông thường, khi muốn xả hết pin, người sử dụng phải rút cáp nguồn thủ công, sau đó cắm lại cáp nguồn laptop. Hiện nay, có một số máy tính xách tay có sẵn tiện ích Refresh pin chạy trong môi trường Windows rất tiện cho việc sử dụng. Với những máy loại này, nếu nạp đầy sẽ tự xả mà không cần phải rút cáp nguồn.

Việc sử dụng pin không đúng cách như: không sử dụng pin trong một thời gian dài, số lần sạc sai quy cách, thay đổi nhiệt độ... đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin.

                                                           Nguồn: Thế giới Doanh nhân

TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Thị Thanh Tú
Nguyễn Thị Thanh Tú
Hiệu trưởng
Hoàng Thị Hiền
Hoàng Thị Hiền
P. Hiệu trưởng
Lê Thị Lộc
Lê Thị Lộc
P.hiệu trưởng
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG MẦM LIÊN THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882195 * Email: mnlienthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com