Thời gian gần đây, chủ đề dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu về kỹ năng sống cho trẻ, các trung tâm dạy kỹ năng sống cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy trẻ kỹ năng sống như thế nào lại là một vấn đề cần đặt ra nhiều câu hỏi.
1- Kỹ năng sống cho
trẻ là cung cấp cho trẻ những kỹ năng gì và
dạy trẻ kỹ năng đó như thế nào?

Có thể
bởi từ "Kỹ năng sống" còn rất
mới mẻ nên chúng ta có vẻ quan trọng hóa "Kỹ
năng sống" mà không để ý rằng: trong
cuộc sống hàng ngày ở nhà và ở trường
trẻ vẫn được rèn luyện về ‘kỹ năng
sống" cơ bản.
2- Có thể hiểu ở đây hai vấn đề:
hành động và kỹ năng:
Khi tôi dạy trẻ
rằng: con hãy lượm rác trên sân trường và trong
lớp, trẻ thực hiện yêu cầu của cô, đó
là hành động. Hầu hết các trẻ lứa tuổi
mầm non đều biết các hành động đơn
giản: nhặt rác, chào hỏi người lớn, xin
lỗi và cám ơn... Nhưng để
những hành động đó trở thành kỹ năng thì
lại cần một quá trình. Hành động của
trẻ trở thành kỹ năng khi trẻ thấy một
cộng rác, trẻ nhặt bỏ vào thùng mà không cần ai
nhắc nhở, vì khi đó trẻ làm vì ý thức: thấy
có rác là phải bỏ vào thùng, chứ không làm vì
người khác sai bảo.
Như vậy, bên cạnh việc dạy trẻ các hành
động: bảo vệ môi trường, tránh xa nơi
nguy hiểm, biết xin lỗi, cám ơn... chúng ta cần
dạy trẻ ý thức được những việc
làm đó và trẻ thực hiện các hành động đó
vì ý thức trẻ hiểu chứ không phải vì
người lớn bắt trẻ phải làm, khi đó
kỹ năng sống của trẻ được hình
thành và theo trẻ đến suốt cuộc đời.
Khi hiểu được bản chất của việc
dạy kỹ năng sống cho trẻ: "đưa hành
động vào trong ý thức" thì việc dạy kỹ
năng sống cho trẻ nên đơn giản và các
bậc cha mẹ và thầy cô đều có thể thực
hiện được mà không phải băn khoăn là làm
sao để dạy trẻ kỹ năng sống.
3- Làm sao để hình thành được ý thức
của trẻ thông qua các hành động?
Việc dạy hành
động cho trẻ quá đơn giản: nhặt
một cọng rác, nói một câu xin lỗi, một câu cám
ơn, nhận biết những hành động, nơi chốn
và con người có thể gây nguy hại cho
trẻ...Nhưng để trẻ hiểu được
ý nghĩa của các hành động trên và thực hiện
hành động trên và chính ý thức của trẻ thúc
đẩy trẻ làm chứ không phải do bị ép buộc
thì lại là một vấn đề khác.
Để trẻ hành
động bằng ý thức chứ không phải bằng
bản năng hay bị ép buộc, trước hết,
người lớn phải giải thích cho trẻ hiểu
ý nghĩa của các hành động trên và người
lớn chính là tấm gương cho trẻ thực
hiện và noi theo.
Ví dụ: khi chúng ta dạy trẻ nói lời cám ơn khi
nhận được sự giúp đỡ của
người khác hoặc khi người khác làm một
điều gì đó cho mình. Nhưng trong
mối quan hệ giữa những người thân trong gia
đình hoặc giữa các cô giáo và giữa cô giáo với
trẻ, người lớn không nói lời cám ơn thì
trẻ cũng sẽ không hình thành được ý thức
của việc nên cám ơn người khác.
Khi thấy trên sân
trường có lá cây, cô giáo đi qua và bảo trẻ: con
hãy nhặt bỏ vào thùng rác đi. Khi ấy
trẻ sẽ nhặt vì bị sai khiến.
Cũng tình huống trên: cô nhặt lá cây bỏ vào thùng rác và
hỏi trẻ: con biết tại sao cô bỏ lá cây vào thùng
rác không? giải thích cho trẻ hiểu:
việc làm này nhằm giữ sân trường sạch
đẹp cho các con học và chơi. Lần sau thấy rác
trẻ sẽ tự động nhặt rác vì trẻ
hiểu rằng: nhặt rác là làm sạch sân trường.
Để
dạy trẻ kỹ năng sống, chính người
lớn hãy tỏ ra rằng mình là người sống có
kỹ năng và hình thành kỹ năng sống cho trẻ
thông qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ trong
việc thực hiện các hành động trong giao tiếp
cũng như trong việc bảo vệ chính bản thân
trẻ.
Sưu tầm:
Trương Thị Quyệt