PHÒNG GD&ĐT LỆ THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN LIÊN THỦY
Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc
Liên Thủy, ngày tháng năm
2022
BÀI TUYÊN TRUYỀN
TIÊM VẮC XIN LÀ GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NHẤT CỦA
PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 là
giúp người được tiêm chủng tạo ra kháng thể có khả năng nhận biết và tiêu diệt
vi rút SARS-COV-2. Các loại vắc xin phòng COVD-19 hiện nay đang tiêm tại Việt
Nam đều được cấp phép của Bộ Y tế.
1.Tầm
quan trọng của tiêm vắc xin phòng COVID-19
Tiêm vắc xin COVID-19 là biện pháp phòng bệnh chủ
động, sau tiêm mũi thứ nhất khoảng 02 tuần vắc xin đã có tác dụng bảo vệ; sau
tiêm mũi thứ hai từ 4 tuần, vắc xin sẽ đạt hiệu quả bảo vệ tối đa lên đến
80-90%.
Những người được tiêm vắc
xin sẽ giảm khả năng và tốc độ lây truyền của vi rút Sars-cov-2.
Mặc dù sau tiêm vắc xin vẫn có khả năng bị nhiễm vi rút Sars-cov-2 từ
người khác; nhưng mắc bệnh sẽ rất nhẹ, nên giảm nguy cơ tử vong hơn nhiều so với người không
tiêm.
Càng nhiều người tiêm vắc xin phòng COVD-19 thì cộng
đồng càng có nhiều người có miễn dịch để chống lại vi rút Sars-cov-2 .
Khi một cộng đồng có trên 70% người tiêm đủ 02 mũi vắc xin phòng COVD-19 thì
cộng đồng đó có khả năng ngăn chặn dịch, giảm sự lây truyền của dịch gọi là miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên trong cộng đồng đạt miễn dịch cộng
đồng mà có người không tiêm vắc xin phòng COVD-19, nếu nhiễm vi rút Sars-cov-2
thì mắc bệnh vẫn nặng,
có thể tử vong; nhất là người cao tuổi có bệnh nền. Người có bệnh nền là người
mắc các bệnh mãn tính, sức khỏe yếu, thường xuyên phải đi khám, dùng thuốc; đó
là người mắc các bệnh: Đái tháo đường; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Ung thư;
Bệnh thận mạn tính, Bệnh tim mạch, Tăng huyết áp; Béo phì, thừa cân, Bệnh
gan.v.v…
2. Biện
pháp phòng bệnh đối với người đã tiêm vắc xin phòng COVD-19
Mặc dù vắc xin phòng COVD-19 giảm khả năng
và tốc độ lây truyền của vi rút Sars-cov-2, nhưng
những người đã được tiêm vắc xin COVID-19, đặc biệt là những người mới chỉ được
tiêm 01 mũi vắc xin vẫn rất cần phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống
dịch, đặc biệt là biện pháp 5K;
Phải tuân thủ 5K sau khi được tiêm
vắc xin bởi vì mới tiêm mũi 1 và mũi 2 cơ thể chức kịp sinh ra đủ kháng thể
chống lại vi rút. Không có loại vắc xin nào có thể bảo vệ tuyệt đối cho tất cả
mọi người; nghĩa là một số người đã tiêm vắc xin vẫn có thể bị mắc bệnh và trở
thành người mang vi rút và lây bệnh cho người khác.
Chính vì vậy dù có được tiêm vắc xin, người được tiêm
vắc xin vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng để bảo vệ bản thân,
gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.
3. Tác
dụng phụ sau tiêm vắc xin phòng COVD-19 và cách xử lý
Hầu hết tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 là
những phản ứng thông thường liên quan đến phản ứng tại vị trí tiêm và các triệu
chứng “giả cúm” như đau đầu, ớn lạnh, mệt mỏi, buồn nôn, sốt, chóng mặt, đau
cơ, nhịp tim nhanh…Các triệu chứng này sẽ nhanh tự khỏi và không gây ra vấn đề
gì nghiêm trọng cho sức khỏe và không để lại di chứng. Phản ứng sau
tiêm vắc xin phòng COVD-19 là
dấu hiệu cho thấy cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin. Hầu hết
các tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 đều ở mức độ từ nhẹ đến trung bình và tự hết
trong vòng vài ngày.
Tùy
theo cơ địa của từng người mà vắc xin có thể gây ra một số tác dụng không mong
muốn, gọi là phản ứng phụ của vắc xin. Các vắc phòng COVID-19 đều gây ra các
phản ứng không mong muốn, bao gồm phản ứng thông thường (phản ứng tại chỗ đau,
sưng hoặc đỏ tại chỗ tiêm), phản ứng toàn thân (sốt và các triệu chứng khác như
khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) và có thể có những trường hợp tai biến nặng sau
tiêm chủng như phản ứng dị ứng, phản vệ... nhưng rất hiếm gặp.
Để dự phòng và xử lý các phản ứng phụ do tiêm vắc xin
phòng COVD-19, Bộ Y tế đã có qui định rất chặt chẽ, bố trí tiêm qui trình 01
chiều, từ bàn tiếp đón, đến bàn khám sàng lọc, bàn tiêm và phòng theo dõi sau
tiêm. Các thuốc xử lý cấp cứu và phương tiện luôn sẵn sàng.
Sau tiêm người được tiêm sẽ được theo
dõi trong vòng 30 phút, nếu có diễn biến gì bất thường sẽ được xử lý tại chỗ
luôn. Sau khi về nhà người được tiêm phải tự theo dõi trong vòng 7 ngày
đầu về các dấu hiệu: toàn trạng, tinh thần, ăn, ngủ, thở, phát ban, triệu chứng
tại chỗ tiêm; thông báo cho nhân viên y tế nếu có dấu hiệu bất thường.
Việc đảm bảo an toàn tiêm chủng trong tiêm phòng
COVD-19 cũng như tiêm phòng các loại vắc xin thường xuyên luôn được ngành y tế
tập huấn, kiểm tra giám sát thường xuyên từ đảm bảo hệ thống dây truyền lạnh đế
tổ chức tiêm và xử lý các phản ứng sau tiêm.
Tiêm vắc xin phòng COVD-19 để sớm đưa cuộc sống của
chúng ta về bình thường, để chiến thắng dịch bệnh COVD-19 trong thời gian sớm
nhất.
HIỆU TRƯỞNG NHÂN VIÊN Y
TẾ
Nguyễn Thị Thanh Tú Nguyễn Thị Lý